14 June 2016

Tăng Tiger I ‘nỗi khiếp sợ’ của quân Mỹ


Tiger I là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Thế chiến II, được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là chiếc T-34 và KV-1. Thiết kế của Tiger I trao cho Wehrmacht chiếc tăng đầu tiên có pháo lên tới 88mm, vốn trước đó đã chứng minh tính hiệu quả trong việc chống lại cả máy bay và xe tăng. Trong quá trình cuộc chiến, Tiger I đã tham chiến trên tất cả các mặt trận của người Đức. Nó thường được triển khai thành các tiểu đoàn xe tăng độc lập, với sức mạnh khá lớn.

Tuy Tiger I là đối thủ đáng sợ của nhiều xe tăng đối phương, nhưng nó quá phức tạp, đắt đỏ và mất nhiều thời gian để chế tạo. Chỉ 1,347 chiếc được chế tạo từ tháng 8 năm 1942 tới tháng 8 năm 1944. Tiger thường gặp hỏng hóc kỹ thuật và vào năm 1944, việc sản xuất bị ngừng lại để nhường chỗ cho loại Tiger II.

Chiếc xe tăng được đặt tên hiệu Tiger nghe (trợ giúp•chi tiết) bởi Ferdinand Porsche, và số đếm La Mã được thêm vào sau khi loại Tiger II đi vào sản xuất. Tên định danh chính thức ban đầu của Đức là Panzerkampfwagen VI Ausführung H (‘Panzer VI phiên bản H’, viết tắt PzKpfw VI Ausf. H), nhưng chiếc xe tăng được đổi tên lại thành PzKpfw VI Ausf. E vào tháng 3 năm 1943. Nó cũng có tên định danh kiểm kê là SdKfz 181.


Ngày nay chỉ còn khoảng mười chiếc Tiger I còn lại trong các bảo tàng và nơi triển lãm trên khắp thế giới. Có lẽ phiên bản đáng chú ý nhất là chiếc Tiger 131tại Bảo tàng Xe tăng Bovington, hiện là chiếc duy nhất được bảo quản ở điều kiện có thể hoạt động.

Thiết kế

Tiger khác biệt so với những chiếc xe tăng thời kỳ đầu của Đức chủ yếu trong triết lý thiết kế của nó. Những chiếc xe tăng thời trước có độ cân bằng giữa tính cơ động, bảo vệ và hoả lực, và thỉnh thoảng có hoả lực kém hơn các đối thủ.

Tiger I thể hiện một cách tiếp cận mới nhấn mạnh trên hoả lực và giáp bảo vệ với cái giá là độ cơ động. Các cuộc nghiên cứu thiết kế cho một chiếc xe tăng hạng nặng mới đã bắt đầu năm 1937, mà không có bất kỳ kế hoạch sản xuất nào. Động lực mới cho loại Tiger chính là từ chất lượng của những chiếc T-34 Liên xô mà quân đội Đức gặp phải năm 1941. Dù thiết kế chung và cách bố trí hầu như tương tự như chiếc xe tăng hạng trung trước đó là Panzer IV, Tiger nặng hơn gấp đôi. Điều này bởi lớp vỏ giáp rất dày, súng chính lớn hơn và cùng với đó là dung tích nhiên liệu cùng trọng lượng đạn dược, động cơ lớn hơn, và hệ thống treo và chuyển động chắc chắn hơn.

Giáp

Tiger I có lớp vỏ giáp phía trước dày tới 100mm và giáp tháp pháo trước tới 120mm, so với 80mm ở giáp trước và 50mm ở giáp tháp pháo trước của những model Panzer IV cùng thời. Nó cũng có các tấm vỏ thân dày tới 60mm và lớp giáp 80 mm ở cạnh và phía sau siêu cấu trúc, hai bên tháp pháo và phía sau là 80 mm. Lớp giáp phía trên và phía dưới dày 25mm, từ tháng 3 năm 1944 mái tháp pháo được tăng chiều dày lên tới 40. Các tấm giáp phần lớn là phẳng, với kiểu kết cấu cài. Các điểm nối giáp có chất lượng rất tốt, được dập hay hàn vào nhau chứ không phải bằng cách tán rivet.
Pháo

Cơ cấu khoá và khai hoả được lấy từ loại súng phòng không lưỡng dụng nổi tiếng "88" của Đức. Súng 88 mm Kwk 36 L/56 là biến thể được lựa chọn cho chiếc Tiger và, cùng với loại 88 mm Kwk 43 L/71 của Tiger II, là một trong những loại súng có hoả lực đáng sợ và hiệu quả nhất trong Thế chiến II. Pháo của Tiger có kính ngắm Zeiss Turmzielfernrohr TZF 9b với đường đạn rất thẳng và chính xác (sau này được thay thế bằng kính ngắm một mắt TZF 9c). Trong những cuộc thử nghiệm bắn thời chiến của Anh, súng đạt năm lần bắn trúng liên tiếp vào một mục tiêu 16x18 in từ khoảng cách 1200 yard. Những chiếc Tiger được báo cáo đã hạ các xe tăng đối thủ từ những khoảng cách xa hơn 1 dặm, mặc dù hầu hết các trận đánh trong Thế chiến II đều diễn ra ở những khoảng cách thấp hơn thế nhiều.

Tính năng của pháo và giáp

Những chiếc Tiger có khả năng bắn xuyên giáp trước của một chiếc M4 Sherman của Mỹ trong khoảng cách 1800 và 2100, xe tăng Churchill IV của Anh trong khoảng cách 1100 và 1700, xe tăng T-34 của Liên xô trong khoảng cách 100 và 1400, và chiếc IS-2 của Liên xô trong khoảng cách 100 và 300m. Xe tăng T-34 Liên xô được trang bị pháo 76.2 mm không thể bắn xuyên giáp trước của Tiger ở bất kỳ khoảng cách nào[cần dẫn nguồn], nhưng có thể bắn xuyên hông ở xấp xỉ 500 m bằng đạn BR-350P APCR.[cần dẫn nguồn] Pháo 85mm của T34-85 có thể bắn xuyên giáp trước của Tiger trong khoảng 200 và 500m,, pháo 122mm của những chiếc IS-2 có thể bắn xuyên giáp trước trong khoảng cách 500 và 1500m

Tính cơ động và Hoả lực

Trọng lượng quá nặng của chiếc xe hạn chế số cây cầu Tiger có thể đi qua và khả năng đâm xuyên qua các toà nhà, vốn có thể có tầng hầm, có nguy cơ làm tăng bị kẹt. Một điểm yếu khác là tốc độ di chuyển chậm của tháp pháo thuỷ lực. Tháp pháo cũng có thể được xoay chuyển bằng tay, nhưng cách này hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ cho những chỉnh sửa rất nhỏ.

Những chiếc Tiger ban đầu có tốc độ tối đa khoảng 45km/h trên địa hình tối ưu. Tốc độ này không được khuyến khích trong hoạt động thông thưoờng và càng không được áp dụng trong huấn luyện. Kíp lái được ra lệnh không để vượt quá tốc độ vòng quay 2600 rpm vì các vấn đề về độ tin cậy với những động cơ Maybach thời kỳ đầu với tốc độ vòng quay tối đa 3000. Để giải quyết điều này, tốc độ tối đa của Tiger bị giảm xuống còn khoảng 38km/h bằng việc lắp đặt một bộ phận kiểm soát động cơ, giảm số vòng quay của động cơ Maybach HL 230 xuống 2600 rpm (các động cơ HL 210 được dùng trên những model ban đầu). Dù chậm hơn những chiếc xe tăng hạng trung thời kỳ đó, với tốc độ trung bình khoảng 45km/h, xe tăng Tiger vẫn có tốc độ đáng khâm phục với một chiếc xe tăng có trọng lượng và kích thước như thế, nặng gần gấp đôi một chiếc Sherman hay T-34.

0 nhận xét:

Post a Comment

 

BACK TO TOP

Xuống cuối trang