Rìu Đồng Văn Hóa Đông Sơn
Rìu là một dụng cụ lao động và chiến đấu phổ biến từ Đông sang Tây với hầu hết các nền văn hóa trên thế giới từ cổ xưa đến hiện đại. Tiếng Anh gọi là Ax, tiếng Pháp là Haches, Tiếng Tây Ban Nha là Hacha, tiếng Bồ Đào Nha là Machado đều bắt nguồn từ tiếng La tinh là Axe. Tiếng Hy Lạp là τσεκουρια, tiếng Ba Tư là تبر, tiếng Ả rập là الفأس, tiếng Hindi là कुल्हाड़ी, tiếng Hán là 斧钺. Về vật lý học, rìu là một dạng máy cơ đơn giản. Năng lượng của rìu gồm thế năng rìu lúc được nâng lên và sức người tác động, được giải phóng dưới dạng động năng với thời gian tác động nhỏ nên lực tác động lớn.
Về văn hóa, phương Tây từ thời La Mã rìu đã trở thành một biểu tượng của uy quyền; phương Đông từ đời Thương (Trung Quốc), rìu được gọi là phủ việt và được xem nghi trượng thống lĩnh quân đội. Trước sự tàn bạo của Trụ Vương, Chúa của Tây Kỳ - Chu Võ Vương đã vượt Hoàng Hà, hội 800 chư hầu tại Mạnh Tân để diệt Trụ. Tại Đàn Kim Đài, Võ Vương “bái” Khương Tử Nha làm tướng soái thống lãnh đại quân phạt Trụ, trao Búa Việt, Cờ Mao để hiệu lệnh quân đội. Rìu cũng là một dụng cụ hành quyết phổ biến ở cả Đông - Tây cho đến đầu thế kỷ 20.
Ở Việt Nam thời đại đồ sắt tiêu biểu là Văn hóa Đông Sơn (700 – 100 năm trước Tây lịch) rìu được chế tác rất tinh tế và thẩm mỹ có thể đã mang một biểu tượng văn hóa – chính trị rõ nét. Rìu với công dụng là vũ khí và ý nghĩa biểu tượng tồn tại đến hết triều Nguyễn – triều đại Quân chủ sau cùng của nước ta. Trong suốt thời quân chủ, đặc biệt là vương triều và hoàng triều Nguyễn (1558 – 1945), Búa Việt và Cờ Mao (Phủ Việt – Mao Kỳ) là biểu tượng của nhà chúa, nhà vua và chiếc rìu được đi vào nghệ thuật múa qua bài múa Bát Dật. Rìu với công dụng là công cụ lao động vẫn đang tồn tại trong cuộc sống hằng ngày ở nước ta đến ngày nay và có lẽ rất lâu sau nữa.
Ngày: 29/08/2020
Ai có nhu cầu xin liên hệ với tôi! Sđt: 0845882882
0 nhận xét:
Post a Comment