05 November 2018

Chiến dịch Đắk Tô - Tân Cảnh 1967 - Battle of Dak To November 1967

Trận Đắk Tô - Tân Cảnh
Chiến dịch Đắk Tô - Tân Cảnh hay Trận Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1967, là một trận đụng độ trực tiếp giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ, diễn ra từ ngày 3 đến 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ 14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa bàn thị trấn Đắk Tô huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum.
Một người lính Mỹ gọi cho một y tá là Tiểu đoàn 1,
các trận đánh 503 binh binh cho Đồi 882, phía tây nam Đăk Tô, tháng 11 năm 1967
Bắt đầu từ ngày 3 và kết thúc vào ngày 22/11/1967, chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh được coi là một trận đánh thắng ngoạn mục của quân và dân ta trước Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Khu Chiến Thuật Quân Đoàn II, Tây Nguyên Nam Việt Nam
Nhìn từ trên không của Trại Đăk Tô nhìn về phía Lào .
Trong trận đánh này, phía Quân giải phóng đã dụ được một lực lượng chủ lực cơ động của Mỹ lên Tây Nguyên hay còn gọi là Cao Nguyên Trung Phần vào thời đó để tiêu diệt. 
173 quân trong Không quân trong Chiến dịch Greeley
Hoạt động Greeley và khu vực Đăk Tô
Thiếu Tướng William R. Peers, Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Bộ Binh và tổng tư lệnh Hoa Kỳ tại Đắk Tô
Chuẩn Tướng Leo H. Schweiter, Tư Lệnh Lữ Đoàn 173 Dù
Tham gia trận đánh này, phía Mỹ có 16.000 quân cùng với pháo binh yểm trợ đã bắn tổng cộng 151.900 quả đạn pháo. Ngoài ra còn có 2101 phi vụ trực thăng vận, 2096 phi vụ ném bom, 257 phi vụ ném bom bằng B-52, ném tổng cộng 10.000 tấn bom.
Thành viên của Công ty C, Tiểu đoàn 1, 8 binh xuống bên cạnh Đồi 742,
tọa lạc năm dặm về phía tây bắc Dak To. 14–17 tháng 11 năm 1967
Phía ta hoàn toàn ngược lại, chỉ có 6000 quân với một đại đội súng cối hỗ trợ.
Xây dựng tại Đắk Tô
Với lối đánh nghi binh, luồn lách, cơ động, ào lên tấn công trực diện ở cự ly gần rồi lại rút lui nhanh, quân ta đã khiến phía Mỹ phải vất vả chống đỡ. 
Lính Mỹ bị thương chuyển đến một trạm cứu trợ trong trận chiến với Hill 882
Nếu như địa hình rừng núi quá quen thuộc với ta thì đối với binh lính Mỹ, địa hình này là cơn ác mộng khi trực thăng không thể tiếp cận còn binh lính Mỹ rất khó xác định khoảng cách để gọi pháo dội chính xác do bị cây cối che chắn tầm nhìn.
Pháo binh 105 mm của Mỹ đang hoạt động ở Tây Nguyên.
Ngoài ra, phía ta cũng tiến hành nghi binh chiến thuật ở nhiều hướng, đặc biệt là ở những khu vực phía sau lưng địch và sau phòng tuyến của địch, khiến chúng bị hỗn loạn, không thể phán đoán được vị trí của các đơn vị chủ lực của ta để tiến hành đánh lớn.
Quân đội Mỹ trong chiến đấu trên đồi 875.

Những người lính kiệt sức của Không quân 173 sau khi vận động ở Tây Nguyên.
Trong chiến dịch này, các cuộc đụng độ lớn giữa ta và địch chủ yếu chỉ diễn ra trên một vài cao điểm trọng yếu bao gồm cao điểm 882, cao điểm 875, cao điểm 724, cao điểm 823 và cao điểm 1262. 
Nguồn ảnh: Wiki.
Những cao điểm này đã phải hứng chịu hàng vạn quả đạn pháo của đối phương, cháy trụi hết cây cối và oằn mình dưới những màn dội bom từ B-52. Mặc dù vậy, phía Quân giải phóng vẫn ngoan cường bám trụ, tiến hành cơ động đánh địch trên địa hình trống trải, tiêu hao nhiều sinh lực địch
Nguồn ảnh: Tom.
Thậm chí, tại cao điểm 875 phía ta còn tổ chức tấn công bao vây, áp đảo lực lượng Quân đội Mỹ đang bị kìm chặt dưới chân đồi, bắn rơi tới 12 máy bay trực thăng khi chúng cố giải vây cho lính Mỹ. 
Nguồn ảnh: Life.
Cuộc đụng độ ở cao điểm 875 được Mỹ coi là cuộc đụng độ đẫm máu nhất đối với quân đội nước này trong chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Thậm chí ở Mỹ, trận đụng độ ở cao điểm 875 mà Mỹ gọi là Đồi 875 thậm chí còn nổi tiếng hơn cả chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh. Ảnh: Mỗi đôi giày tượng trưng cho một binh lính Mỹ đã ngã xuống. 
Nguồn ảnh: Tumblr
Tổng cộng, trong số 570 lính Mỹ tham chiến ở đồi 875, có 123 lính thiệt mạng tại chỗ và 252 lính bị thương, kèm theo 12 máy bay bị bắn rơi. 
Nguồn ảnh: Flickr
Tổng kết toàn chiến dịch, phía Quân giải phóng giành được cả hai chiến thắng về mặt chiến thuật và chiến lược. Phía Mỹ có 4570 lính thiệt mạng, mất 70 máy bay, 3 sân bay bị phá hỏng, 52 xe quân sự trong đó có 16 xe tăng-thiết giáp bị bắn cháy, 2 kho đạn và 3 kho xăng bị phá hủy hoàn toàn.
Nguồn ảnh: Press
Trận Đăk Tô - 1967, được coi là chiến thắng lớn đối với quân ta khi đã tiêu hao nặng những đơn vị thiện chiến nhất của Mỹ, đây cũng được xếp vào là 1 trong 3 chiến dịch thắng lớn nhất trên địa bàn Tây Nguyên cùng với chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Đăk Siêng năm 1970.

0 nhận xét:

Post a Comment

 

BACK TO TOP

Xuống cuối trang