09 July 2016

Máy bay Mustang P-51 và các biến thể phục vụ không quân các nước đồng minh thời kỳ chiến tranh lạnh

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II tạp chí War History Online vừa cho đăng tải bộ sưu tập ảnh khá đặc biệt về những chiếc tiêm kích P-51 Mustang - dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ từ Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến tận Chiến tranh Triều Tiên.r

Được đưa vào trang bị từ năm 1940, P-51 Mustang tham gia vào hầu hết các chiến dịch quân sự lớn của Mỹ tại Châu Âu và Bắc Phi, nó cũng được xem là biểu tượng sức mạnh của Không quân Mỹ trong suốt thời gian dài. Trong ảnh là hai chiếc P-51 thuộc phi đội tiêm kích số 506 của Mỹ khi đang bay gần đảo Iwo Jima, được biết mỗi phi đội P-51 đều có màu sơn cánh đuôi khác nhau
Có một điều khá thú vị là quá trình thiết kế và sản xuất nguyên mẫu P-51 đầu tiên của Mỹ chỉ mất chưa tới 120 ngày và chỉ một thời gian ngắn sau đó nó được hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong ảnh là đội hình các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ trong CTTG 2, lần lượt là Bell P-39 Airacobra, NAA A-36 Apache, Curtiss P-40 Warhawk, Republic P-47 Thunderbolt, and Lockheed P-38 Lightning. Chúng đều sử dụng chung mẫu động cơ cánh quạt Allison V-1710
Hình ảnh là máy bay cường kích/ném bom North American A-36 Apache - một biến thể được phát triển dựa trên nền tảng của P-51 Mustang
Trong thời gian cao điểm khi nguồn cung cấp cao su bị gián đoạn, hãng North American từng có ý tưởng thay thế bánh đáp bằng lốp cao su trên những chiếc P-51 và A-36 bằng các bánh đáp được làm từ gỗ nhằm duy trì sản lượng
Dây chuyền lắp ráp P-51 của North American tại Inglewood, California và đã có hơn 15.000 chiếc P-51 được sản xuất chỉ trong gần 10 năm.
Trung úy John Godfrey (trái) và Đại úy Don Gentile thuộc phi đội máy bay chiến đấu số 4 - một trong những đơn vị không quân tham gia hầu hết các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Mặt trận phía Tây. Đây cũng là bộ đôi phi công P-51 Mustang nổi tiếng nhất của lịch sử Không quân Mỹ với 37 lần bắn hạ máy bay đối phương.
Trong ảnh là chiếc P-51 Mustang có biệt danh “Sky Bouncer” khá nổi tiếng của Không quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II được điều khiển bởi Đại úy Bruce “Red” Rowlett, nó bị bắn hạ vào 3/4/1945 khi cuộc chiến đã gần kết thúc.
Trong ảnh là Đại úy Andrew Turner và Trung Úy Clarence "Lucky" Lester phi đoàn 332 - một trong những đơn vị thuộc Tuskegee Airmen phi đội chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Mỹ với phi công là người da màu. 
Hình ảnh các binh sĩ Mỹ đẩy một chiếc P-51 ra đường băng dã chiến được Lính thủy Đánh bộ Mỹ xây dựng trên Iwo Jima sau khi chiếm được hòn đảo này. 
Hình ảnh các binh sĩ Mỹ đẩy một chiếc P-51 ra đường băng dã chiến được Lính thủy Đánh bộ Mỹ xây dựng trên Iwo Jima sau khi chiếm được hòn đảo này. 
Chiếc Mustang Mk.X AM203

Sơ đồ Mustang X, P-51B và Mustang III (P-51B) với kiểu nóc buồng lái Malcolm
Chiếc P-51B-10-NA 43-7116 sẽ được chuyển cho Liên đội Tiêm kích 23 thuộc Không lực 14 tại Trung Quốc
Chiếc P-51D My Girl cất cánh từ Iwo Jima. Từ căn cứ này, những chiếc máy bay tiêm kích đã hộ tống máy bay ném bom B-29 trong các phi vụ ném bom xuống Nhật Bản năm 1945.
"Miss Helen", một chiếc P-51D sơn ký hiệu như trong thời gian chiến tranh, đang được Đại úy Raymond H. Littge thuộc Phi đội 487, Phi đoàn 352 bay trong một cuộc thao diễn hàng không vào năm 2007. Đây là chiếc P-51 nguyên thủy của Phi đoàn 352 cuối cùng còn lại.
Chiếc P-51H đang bay
Phi công vận chuyển Florene Watson, thuộc đơn vị Nữ phi công Phục vụ Không lực (WASP), đang khởi động động cơ của chiếc P-51.
Chiếc P-51D "Glamorous Glennis III" của phi công thử nghiệm tương lai Chuck Yeager, mang số hiệu 44-14888 thuộc Phi đội 363, Liên đội 357 của Không lực 8 th. Trên chiếc này ông đã thực hiện phần lớn trong tổng số 12,5 chiến công của mình.
F-51 Mustang lăn bánh qua các vũng nước tại Triều Tiên, chất đầy bom và rocket.
Máy bay F-51D Không quân Hoa Kỳ đang ném bom napalm xuống một mục tiêu ở Bắc Triều Tiên.
Chiếc Mustang Mk III của Quân đội Ba Lan trang bị nóc buồng lái kiểu Malcolm; được sử dụng bởi Trung tá Không quân Tadeusz Nowierski, chỉ huy trưởng Phi đoàn 3 Ba Lan, Căn cứ Không quân Hoàng gia Coolham,tháng 7 năm 1944.
Những chiếc F-51D phục vụ trongKhông quân Cộng hòa Hàn Quốc.
P-51D đang được lắp ráp tại Inglewood, California.
Nguon: kienthuc &  wikimedia

0 nhận xét:

Post a Comment

 

BACK TO TOP

Xuống cuối trang