Từ đầu năm 1942, Hitler đã dự đoán rằng trong tương lai, phe Đồng Minh chắc chắn sẽ đổ bộ từ Anh lên lục địa Châu Âu.
Vì vậy, một phòng tuyến dài hơn 3.000 km được xây dựng dọc theo bờ biển phía bắc Châu Âu nhằm bảo vệ “Đế chế nghìn năm” trước nguy cơ đó.
Còn có tên gọi bức Tường thành Đại Tây Dương, phòng tuyến này là dự án rất tốn kém cả về người và của, nhưng trên thực tế lại là nỗi thất vọng lớn.
Một tháp pháo phòng không được xây kiên cố bằng bê tông cốt thép quanh Béc Lin.
Hitler chính thức ra lệnh xây dựng bức Tường thành Đại Tây Dương vào ngày 23/3/1942. Kế hoạch bao gồm xây dựng 15.000 cứ điểm phòng thủ cho lực lượng đồn trú khoảng 300.000 người.
Phòng tuyến này kéo dài hơn 3.000 km từ biên giới Pháp – Tây Ban Nha đến tận cực bắc của Na Uy do các chỉ huy Đức quốc xã không biết Đồng Minh sẽ dự định đổ bộ vào đâu. Tuy có quy mô như vậy nhưng Hitler lại yêu cầu dự án hoàn thành trước ngày 1/5/1943.
Trong phòng tuyến này, những thành phố cảng quan trọng như Cherbourg, Brest và Antwerp là những cứ điểm chiến lược có độ ưu tiên cao nhất và được gọi là các “pháo đài”.
Tiếp theo là những “cứ địa” bao gồm các cảng nhỏ hơn, căn cứ quân sự, đài radar. Và cuối cùng là “điểm phòng thủ”, gồm các boong ke được kết nối với nhau.
Một tháp canh cao bằng tòa nhà 5 tầng
Không có gì ngạc nhiên khi tổng chi phí xây dựng bức Tường thành Đại Tây Dương là một con số khổng lồ. Chỉ riêng phần dọc bờ biển nước Pháp đã tiêu tốn 3,7 tỷ mark Đức, tương đương 206 tỷ USD theo giá trị hiện nay.
Để so sánh thì chi phí của một tiêm kích Messerschmitt Bf 109 khi đó khoảng 90.000 mark, một xe tăng Tiger hiện đại nhất khi đó khoảng gần 300.000 mark, hay một tàu ngầm là 2,5 triệu mark.
Ước tính có khoảng 1,2 triệu tấn thép được dùng cho dự án này, tương đương với số thép dùng cho hơn 20.000 chiếc xe tăng Tiger. Lượng bê tông cần dùng là vào khoảng 17 triệu mét khối, đủ để xây 1.100 sân vận động.
Các chướng ngại vật chống tăng tại Groot Valkeniste, Hà Lan
Abert Speer, ông trùm ngành công nghiệp quốc phòng Đức quốc xã, trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng phòng tuyến này.
Vào lúc cao điểm, có hơn 260.000 nhân công được huy động cho dự án. Chỉ 10% trong số đó là người Đức, số còn lại là gồm tù binh chiến tranh hay dân địa phương bị ép buộc tham gia.
Thống chế Erwin Rommel trong chuyến thị sát phòng tuyến năm 1944
Để vũ trang cho Tường thành Đại Tây Dương, Đức quốc xã phải huy động mọi nguồn vũ khí sẵn có, từ những khẩu đại pháo được tháo dỡ từ tàu chiến cũ, đến súng và pháo thu được từ quân Pháp hay Tiệp Khắc...
Số lượng chủng loại vũ khí đa dạng khiến công tác hậu cần, đảm bảo chiến đấu cho phòng tuyến trở nên rất phức tạp và tốn kém. Cho đến thời điểm trước khi quân Đồng Minh đổ bộ, đã có hơn 5 triệu quả mìn được đặt dọc bức Tường thành Đại Tây Dương.
Một cứ điểm được trang bị súng máy MG-34 trên bờ biển Pháp
Tuy vậy, khi quân Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandy ngày 6/6/1944 thì phần lớn các cứ điểm bị tiêu diệt chỉ trong vòng vài giờ.
Sự sụp đổ nhanh chóng của bức Tường thành Đại Tây Dương một phần là nhờ vào việc đảm bảo bí mật cũng như nghi binh của quân Đồng Minh, nhưng cũng một phần là do chiến lược phòng thủ của Hitler về cơ bản là không phù hợp.
Hitler tin rằng mọi cuộc đổ bộ chỉ có thể thành công nếu chiếm được các cảng biển quan trọng và xây dựng phòng tuyến của mình với ưu tiên cao nhất là bảo vệ các thành phố cảng.
Máy bay và binh sĩ Hồng quân tấn công thành phố Berlin trong những ngày cuối.
Nguồn lực khổng lồ dành cho bức Tường thành Đại Tây Dương đáng ra đã có thể được dùng để xây dựng một lực lượng dự bị chiến lược rất mạnh đặt trong nội địa Châu Âu.
Nó cũng có thể dùng để thực hiện các chiến dịch phản công tương tự như chiến dịch Ardenne (16/12/1944 – 25/01/1945) vốn gây thiệt hại nặng cho quân Đồng Minh.
0 nhận xét:
Post a Comment