14 June 2016

Bài 2: Biên dịch và thực thi Java source bằng Command Line (cmd)

Sau khi học xong Bài 1, các bạn đã có thể chạy được chương trình HelloWord bằng các IDE eclipse hoặc Netbeans, ở bài này, mình sẽ hướng dẫn bổ sung cho các bạn một cách khác để biên dịch và thực thi Java source mà không cần tới IDE, chỉ cần máy bạn đã cài JDK là dùng được, chúng ta sẽ làm điều này bằng các dòng lệnh trên Cmd

Đầu tiên bạn thiết lập biến môi trường:

Bước 1: My computer >Nháy chuột phải > Properties > Advanced > Environment
Bước 2: Tại mục "System variables" bạn tìm tới "Path" rồi chọn "Edit"
Bước 3: 
Tìm đường dẫn tới thư mục bin của java, máy mình là:
C:\Program Files\Java\jdk1.7.0_21\bin
Chèn đường dẫn trên vào cuối ô “Variable value”
Nhớ là đường dẫn của bạn phải có 2 dấu chấm phẩy 2 bên, như này:

Mã:
; C:\Program Files\Java\jdk1.7.0_21\bin;
Bước 4: Ok và lưu lại.

1

Chúng ta kiểm tra việc thiết lập biến môi trường có thành công hay không bằng cách
mở cửa sổ Run lên (ấn tổ hợp phím Window + r ), gõ cmd rồi ấn Enter
Bạn gõ thử 2 câu lệnh sau.

Mã:
javac
Mã:
java
Nếu màn hình hiện như sau là việc thiết lập biến môi trường của bạn đã thành công.

2 

3 ​

Bây giờ, chúng ta chuyển sang việc biên dịch và thực thi chương trình Java

Đầu tiên bạn đưa dấu nhắc về thư mục chứa file java bạn mới tạo, chẳng hạn để đưa dấu nhắc về ổ D bạn dùng lệnh:
Mã:
d:
Ở đây mình lưu file ViDu.java ở ổ D, bên trong có file Vidu.Java là chương trình Hello word.
Khi dấu nhắc đã ở thư mục chứa file java, gõ lệnh javac + tên file.java để biên dịch chương trình thành file class, ví dụ như sau: 

Mã:
javac ViDu.java
(Bạn để ý sẽ có file cùng tên file java, nhưng có đuôi là *.class được tạo ra cùng thư mục)
Sau đó gõ tiếp lệnh java + tên file. ở đây mình gõ 


Mã:
java ViDu
Chương trình thực thi và hiện kết quả lên màn hình Cmd “Hello the gioi Java!”, 

4

Và tiếp theo là video hướng dẫn toàn bộ quá trình trên của Android.Vn



Chúc các bạn thành công ;)
Nguồn : Android.vn

Related Posts:

  • Bài 21: Final class, abstract class và interface trong Java Bài 21: Final class, abstract class và interface trong Java 1, Final class (Lớp vô sinh):Lớp không thể có lớp dẫn xuất từ nó (không có lớp con) gọi là lớp “vô sinh”, hay nói cách khác không thể kế thừa được từ m… Read More
  • Bài 20: Inner class trong Java Bài 20: Inner class trong Java ​ 1, Khái niệm:Một class nằm trong class khác được gọi là inner class. Inner class có thể coi như một thuộc tính của class. Nghĩa là bạn không thể khởi tạo đối tượng B nếu chưa khởi tạ… Read More
  • Bài 22: Try, catch, finally trong Java Bài 22: Try, catch, finally trong Java ​ Trước khi vào chi tiết, mình sẽ nêu 1 tình huống như này, đó là lỗi chia cho 0.Bình thường theo các bài trước, các bạn sẽ dùng if, else để loại bỏ, in ra lỗi. (tất nhiên nếu bạn đ… Read More
  • Bài 23: String và một số phương thức của lớp String trong Java Bài 23: String và một số phương thức của lớp String trong Java ​ Ở những bài trước, chúng ta đã làm quen với String, khi nhập xuất dữ liệu. Trong bài hôm nay, mình sẽ giới thiệu thật kỹ về lớp này. Tính áp dụng của bài n… Read More
  • Bài 24: So sánh chuỗi trong Java Bài 24: So sánh chuỗi trong Java ​ Ở Bài 24, chúng ta đã làm quen với các phương thức xử lý chuỗi. Nó rất quan trọng, và ngoài ra nó sẽ thường kết hợp với cá phương thức so sánh nữa để đạt được yêu cầu cần làm … Read More

0 nhận xét:

Post a Comment

 

BACK TO TOP

Xuống cuối trang